Google Analytics là công cụ phân tích website đáng tin cậy thuộc quyền sở hữu và phát triển của Google. Đây được xem là công cụ rất hiệu quả dành cho những người quản trị website ( Webmaster ) và những người làm SEO ( hay còn gọi là seoer ). Công cụ Google Analytics được tổng hợp và thống kê trực tiếp bởi công cụ tìm kiếm của Google, hệ thống dò tìm, thống kê, theo dõi, đo lường, phân tích, xử lý dữ liệu trên website và quét website nên thường mang lại độ chính xác khá cao cho người dùng kiềm theo đó là những chiến dịch quảng cáo cho website.
- Đăng ký google analytics Trước tiên bạn vào địa chỉ https://marketingplatform.google.com/about/analytics/ sau đó chọn Access Analytics.
+ bước 1:
Điền thông tin Google Account (email + password) của bạn để đăng nhập
+ bước 2:
Tạo tài khoản trên Google Analytics
Điền thông tin đăng ký sử dụng Google Analytics
+ bước 3: Sau khi đã điền đầy đủ các thông tin rồi hãy click vào nút ”Nhận ID theo dõi” và bạn sẽ được chuyển đến một trang nhận mã ID ở đó bạn sẽ được gửi một đoạn code HTML để chèn vào phần code website của bạn. Bạn hãy đoạn code này và dán vào phần HTML website của bạn bất kỳ chỗ nào giữa cặp thẻ và . Nếu bạn sử dụng mã nguồn của WordPress bạn có thể làm theo hình như bên dưới, rồi nhấp vào phần update file.
Dán đoạn code Google Analytics vào website
Bước 4: Sau khi đã chèn đoạn code Google Analytics bạn hãy vào lại địa chỉ http://www.google.com/analytics/ và đăng nhập bạn sẽ được đưa đến một trang có giao diện như sau.
Giao diện sao khi đăng nhập vào Google Analytics
Sơ đồ cấu trúc google Analytics.
Tài khoản Analytics là phương thức để đặt tên và tổ chức cách bạn theo dõi một hoặc nhiều thuộc tính (ví dụ: trang web, ứng dụng dành cho thiết bị di động, thiết bị điểm bán hàng) bằng cách sử dụng Analytics. Mỗi người dùng Analytics có quyền truy cập vào ít nhất một tài khoản, tài khoản họ tự tạo hoặc tài khoản họ được người khác cấp quyền truy cập. Trong mỗi tài khoản Analytics, có ít nhất một thuộc tính được theo dõi. Tài khoản Analytics có thể được sử dụng để theo dõi một thuộc tính hoặc có thể theo dõi nhiều thuộc tính riêng biệt tùy vào yêu cầu sử dụng tài khoản.
Bạn có thể thêm nhiều tài khoản để quản lý.
Thuộc tính Analytics là tài nguyên được kết hợp với mã theo dõi của bạn. Khi bạn theo dõi tài nguyên bằng cách sử dụng Analytics, bạn bao gồm ID thuộc tính trong mã theo dõi mà bạn đặt trên mã nguồn trang web hoặc mã nguồn ứng dụng của mình. Dữ liệu hiệu suất, như số lượng người dùng hoặc số lần xem màn hình, cho các tài nguyên được gắn thẻ với cùng một ID được thu thập vào thuộc tính tương ứng.
Dán đoạn mã sau ngay thẻ trên mỗi trang của trang web. Thay GA_TRACKING_ID bằng ID theo dõi Google Analytics của chính bạn:
async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=GA_TRACKING_ID">
window.dataLayer = window.dataLayer || [];
function gtag(){dataLayer.push(arguments);}
gtag('js', new Date());
gtag('config', 'GA_TRACKING_ID');
Chế độ xem báo cáo là một cấp trong Tài khoản Analytics, nơi bạn có thể truy cập vào báo cáo và công cụ phân tích.
Analytics tự động tạo một chế độ xem chưa được lọc cho mọi thuộc tính trong tài khoản của bạn, nhưng bạn có thể thiết lập nhiều chế độ xem trên một thuộc tính. Bất kỳ dữ liệu nào bạn gửi đến thuộc tính Analytics sẽ tự động xuất hiện trong tất cả các chế độ xem được kết hợp với thuộc tính đó. Ví dụ: nếu bạn thu thập dữ liệu từ hai trang web và gửi đến một thuộc tính, thì dữ liệu từ cả hai trang web sẽ hiển thị trong tất cả chế độ xem báo cáo trên thuộc tính đó. Điều này cũng đúng đối với dữ liệu web và ứng dụng. Nếu bạn thu thập dữ liệu từ ứng dụng trên điện thoại di động và từ trang web và cả SDK cùng mã theo dõi của bạn gửi dữ liệu đến một thuộc tính trong tài khoản Analytics của bạn, thì tất cả dữ liệu (cả lượt truy cập web và ứng dụng) xuất hiện trong tất cả các chế độ xem báo cáo được kết hợp với thuộc tính đó.
Hình minh họa.
Để nhận được những thống kê chi tiết cho các mục tiêu riêng biệt, trước hết chúng ta phải cài đặt mục tiêu cho Google Analytic bằng cách truy cập vào mục Quản trị, ở cột Chế độ xem chọn Mục tiêu. Nhấp chuộc vào “+ mục tiêu mới” để bắt đầu.
Một số lưu ý ở bước này:
Có 2 lựa chọn mục tiêu theo Mẫu hoặc Tùy Chỉnh. Các mục tiêu mẫu có thể sử dụng bao gồm:
Nếu chưa hiểu các loại mẫu, bạn có thể xem ghi chú bên cạnh tên chúng trong giao diện Google Analytics.
Để thực hiện bước này bạn cần xác định mục tiêu mà mình mong muốn đo lường là gì.
Đây là bước mà bạn sẽ xác định xem “Làm thế nào để có thể xác định xem Mục tiêu ở trên có hoàn thành hay không?”. Để xác định được điều đó chúng ta sử dụng 4 yếu tố chính:
Riêng với phần sự kiện, bạn có thể cần đền một đoạn code để có thể mô tả mục tiêu
Với mỗi hình thức Mô tả mục tiêu bên trên, chúng ta sẽ chi tiết cách thức đánh giá các Mục tiêu. Như ở đây, tôi đánh giá Mục tiêu vừa tạo bằng trang đích /thanks.html (đây là trang hiện ra sau khi người dùng đăng ký nhận email). Mỗi khi trang này được tải thì Google Analytics sẽ tính là một Mục tiêu được hoàn thành.
Hình minh họa.
Chúng ta có tùy chỉnh thời gian, những thông báo được liệt kê theo tuần, tháng, năm ...vv
Thanh menu tùy chỉnh báo cáo.
Hình tùy chỉnh ngày.
Để tạo đối tượng từ một phân đoạn:
- Đăng nhập vào tài khoản Analytics của bạn.
- Mở chế độ xem bao gồm phân đoạn bạn muốn sử dụng.
- Mở Báo cáo. Bạn có thể bắt đầu với bất kỳ báo cáo nào.
- Nhấp vào + Thêm phân đoạn...
Báo cáo Tổng quan về đối tượng, + Thêm phân đoạn được đánh dấu.Báo cáo Tổng quan về đối tượng, + Thêm phân đoạn được đánh dấu.
Danh sách phân đoạn.
- Tìm phân đoạn bạn muốn làm cơ sở cho đối tượng của mình (trong ví dụ này là Phiên có giao dịch).
Hình minh họa: click vào hoạt động -> tạo đối tượng.
Đối tượng trong Analytics là người dùng mà bạn nhóm với nhau dựa trên bất kỳ kết hợp nào của các thuộc tính có ý nghĩa với doanh nghiệp của bạn.
Đối tượng có thể chỉ là những người mua sắm hiện tại (bao gồm những người dùng có > 0 lượt xem sản phẩm; không bao gồm người dùng có > 0 lần mua hàng).
Hoặc bạn có thể cần một định nghĩa chi tiết hơn xác định người mua sắm đã xem trang chi tiết cho Sản phẩm A, rồi trong vòng 3 phiên hoặc 7 ngày đã quay trở lại để mua sản phẩm đó.
Chỉ số Hành vi cho bạn biết trang web thu hút người dùng hiệu quả như thế nào, họ có rời khỏi trang web sau khi chỉ xem một trang duy nhất không (Tỷ lệ thoát), họ có xem nhiều trang không (Số trang / Phiên) và họ có dành thời gian tương tác với nội dung mà bạn muốn không.
Chỉ số Chuyển đổi cho bạn biết liệu người dùng có hoàn thành các giao dịch và mục tiêu, cũng như tạo ra mức doanh thu bạn muốn hay không.
Thứ nguyên là thuộc tính dữ liệu của bạn. Ví dụ: thứ nguyên Thành phố cho biết thành phố, ví dụ: "Paris" hoặc "New York", mà phiên bắt nguồn từ đó. Thứ nguyên Trang cho biết URL của trang được xem.
Chỉ số là số đo định lượng. Chỉ số Số phiên là tổng số phiên. Chỉ số Số trang/phiên là số trang trung bình được xem mỗi phiên.
Các bảng trong hầu hết các báo cáo Analytics sắp xếp các giá trị thứ nguyên theo hàng và chỉ số theo cột. Ví dụ: bảng này cho thấy một thứ nguyên (Thành phố) và hai chỉ số (Số phiên và Số trang/phiên).
THỨ NGUYÊN |
CHỈ SỐ |
CHỈ SỐ |
Thành phố |
Số phiên |
Số trang/phiên |
San Francisco |
5.000 |
3,74 |
Berlin |
4.000 |
4,55 |
Số phiên truy cập là số lần trang web hiển thị đầu tiên của một phiên truy cập, nếu người dùng truy cập tiếp vào các trang khác thì số phiên truy cập không được tính nữa !
Chúng ta thường có các số phiên truy cập trở lại, khách cũ và khách mới, chúng sẽ được tính là sau mỗi 10 phút hoặc 12h trở lên, nếu bạn quay lại sẽ là khách cũ ( returning visiter ).
Bất kể khi nào khách hàng chuyển hướng từ một trang này sang một trang khác, số lượt xem trang sẽ được đong đếm vào tổng số lượt xem trang !
Hình demo số phiên và lần xem trang.
Boucne Rate cho chúng ta thấy 2 khả năng đã xảy ra đối với trải nghiệm của người dùng, bao gồm việc sự yếu kém về chất lượng nội dung hoặc hình thức của trang web hoặc khả năng điều hướng người dùng chưa tốt của trang web. Tỷ lệ Bounce Rate càng cao càng cho nhà quản trị website thấy rõ được điều trên và càng ảnh hưởng nhiều đến website. Vì vậy, đây là chỉ số được đánh giá rất cao trong giới SEOer hay Webmaster.
Trái với Bounce Rate, Exit Rate lại không được đánh giá cao như người anh em của nó. Tỷ lệ Exit Rate cao tại một trang nào đó trên website cho thấy trang web đó đã đánh mất sự thu hút đối với người dùng tại đâu. Exit Rate cũng phản ánh một cách khá rõ về sự kém chất lượng của trang web đó và khả năng điều hướng còn chưa tốt của trang, nhất là so với các trang web trước đó.
Giống như việc bạn đặt điều kiện cho nhân viên của mình phải hoàn thành đủ số lượng công việc. Trong Google Analytics, bạn cũng đặt điều kiện cho người dùng khi họ hoàn thành một việc gì đó và sẽ được báo lại cho bạn trong các báo cáo.
Mỗi lần người dùng hoàn thành mục tiêu được gọi là một lần chuyển đổi. Google Analytics đưa ra 4 loại mục tiêu chính đáp ứng từng nhu cầu của nhà quản lý.
Event – Sự kiện là các tương tác có thể xảy ra của tất cả người dùng, với những nội dung có sẵn trên một trang hoặc trên các trang khác trong một website. Event có thể được theo dõi độc lập với một trang web, và một event không bao gồm các hành động tải trang, yêu cầu trang mới hoặc refresh trang của người dùng.
Event trên trang có thể bao gồm các hình thức như: một yêu cầu tải xuống, một nhấp chuột lên quảng cáo, một nhấp chuột vào các gadget (tiện ích), phần mềm flash, các mã nhúng và các yêu cầu phát video,…
Trong Google Analytics, một Event được sử dụng để thu thập dữ liệu về các tương tác của khách truy cập với những nội dung có sẵn trên trang.
Bước 2: Trong mục Quản trị, chọn đúng Tài khoản, Thuộc tính và Chế độ xem của website cần kiểm tra.
Bước 3: Trong mục Báo cáo, chọn Hành vi > Sự kiện.
Google Analytics là một công cụ đo lường rất tốt và thường xuyên được cập nhật trở nên tốt hơn. Có nhiều vấn đề được nêu ở trên là những thứ thuộc về hành vi người dùng và giới hạn kỹ thuật, cũng có những vấn đề liên quan đến sự sao nhãng do người dùng chứ không hẳn là do Google Analytics. Tuy nhiên tracking traffic có rất nhiều thách thức và các nguồn traffic thì rất là đa dạng và ngày càng phức tạp hơn do đó điều quan trọng là bạn phải hiểu tại sao các công cụ như Google Analytics lại có thể không chính xác và các yếu tố gì gây ra các thứ đó. Điều này là cần thiết để bạn dự trù khi tiến hành phân tích các chỉ số quảng cáo.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THÔNG TIN BTC
Mã số Thuế: 0313263462
Địa chỉ: Số 16 Đường TX38, P.Thạnh Xuân, Q.12, HCM
Email: info@btccorp.vn - HOTLINE: 0938011235